Diễn đàn lớp 09TCT trường CĐ KT-KT Đông Du
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn lớp 09TCT trường CĐ KT-KT Đông Du

You are not connected. Please login or register

Mạng máy tính và Internet

4 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Mạng máy tính và Internet Empty Mạng máy tính và Internet 26/4/2010, 5:15 pm

phanvancong

phanvancong
Trung đoàn trưởng IT
Trung đoàn trưởng IT

MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET

^_^

Câu 1: Trình bày mục tiêu và ứng dụng của mạng máy tính:
a,Mục tiêu:
-Chia sẽ tài nguyên.
-Nhằm kết nối giữa các hệ thống cách xa nhau.
-Tăng hiệu quả khai thác xử lí thông tin và độ tin cậy của hệ thống.
-Tăng tốc độ xử lí dữ liệu.
b, Ứng dụng:
-Xây dựng hệ thống mạng.
-Là cơ sở để xây dựng mạng Internet.
-Tiết kiệm được các thiết bị kết nối ngoại vi.
Câu 3: Lịch sử hình thành và phát triển của mạng máy tính:
Lịch sử mạng máy tính
Máy tính của thập niên 1940 là các thiết bị cơ-điện tử lớn và rất dễ hỏng. Sự phát minh ra transitor bán dẫn vào năm 1947 tạo ra cơ hội để làm ra chiếc máy tính nhỏ và đáng tin cậy hơn.
Năm 1950, các máy tính lớn mainframe chạy bởi các chương trình ghi trên thẻ đục lỗ (punched card) bắt đầu được dùng trong các học viện lớn. Điều này tuy tạo nhiều thuận lợi với máy tính có khả năng được lập trình nhưng cũng có rất nhiều khó khăn trong việc tạo ra các chương trình dựa trên thẻ đục lỗ này.
Vào cuối thập niên 1950, người ta phát minh ra mạch tích hợp (IC) chứa nhiều transitor trên một mẫu bán dẫn nhỏ, tạo ra một bước nhảy vọt trong việc chế tạo các máy tính mạnh hơn, nhanh hơn và nhỏ hơn. Đến nay, IC có thể chứa hàng triệu transistor trên một mạch.
Vào cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, các máy tính nhỏ được gọi là minicomputer bắt đầu xuất hiện.
Năm 1977, công ty máy tính Apple Computer giới thiệu máy vi tính cũng được gọi là máy tính cá nhân (personal computer - PC).
Năm 1981, IBM đưa ra máy tính cá nhân đầu tiên. Sự thu nhỏ ngày càng tinh vi hơn của các IC đưa đến việc sử dụng rộng rãi máy tính cá nhân tại nhà và trong kinh doanh.
Vào giữa thập niên 1980, người sử dụng dùng các máy tính độc lập bắt đầu chia sẻ các tập tin bằng cách dùng modem kết nối với các máy tính khác. Cách thức này được gọi là điểm nối điểm, hay truyền theo kiểu quay số. Khái niệm này được mở rộng bằng cách dùng các máy tính là trung tâm truyền tin trong một kết nối quay số. Các máy tính này được gọi là sàn thông báo (bulletin board). Các người dùng kết nối đến sàn thông báo này, để lại đó hay lấy đi các thông điệp, cũng như gửi lên hay tải về các tập tin. Hạn chế của hệ thống là có rất ít hướng truyền tin, và chỉ với những ai biết về sàn thông báo đó. Ngoài ra, các máy tính tại sàn thông báo cần một modem cho mỗi kết nối, khi số lượng kết nối tăng lên, hệ thống không thề đáp ứng được nhu cầu.
Qua các thập niên 1950, 1970, 1980 và 1990, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát triển các mạng diện rộng WAN có độ tin cậy cao, nhằm phục vụ các mục đích quân sự và khoa học. Công nghệ này khác truyền tin điểm nối điểm. Nó cho phép nhiều máy tính kết nối lại với nhau bằng các đường dẫn khác nhau. Bản thân mạng sẽ xách định dữ liệu di chuyển từ máy tính này đến máy tính khác như thế nào. Thay vì chỉ có thể thông tin với một máy tính tại một thời điểm, nó có thể thông tin với nhiều máy tính cùng lúc bằng cùng một kết nối. Sau này, WAN của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã trở thành Internet.

Câu 4: So sánh mạng LAN(Mạng cục bộ) và mạng WAN(Mạng diện rộng);
Giống nhau:-là các mạng máy tính thông dụng và phổ biến.
Khác nhau:
-Về phạm vi hoạt động: Mạng LAN có phạm vi hoạt động tương đối nhỏ như: Trong 1 tòa nhà, trường học, cơ quan... (khoảng cách hoạt động giữa các máy tính là vài chục Km),còn mạng WAN có phạm vi hoạt động rất rộng trong một quốc gia, có thể vượt qua biên giới quốc gia, thậm chí là bao gồm cả lục địa.
-Tốc độ truyền dữ liệu: Mạng LAN có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn mạng Wan (Tốc độ của mạng LAN là: 100 Mb/s , trong khi đó tốc độ của mạng Wan là: 56 Kb/s,các tuyến chính như T-1 cũng chỉ có 1,5 Mb/s).Mạng WAN có sự cố về lỗi, cũng như việc xử lý lỗi nhiều hơn so với mạng LAN.
-Quản lí: Mạng LAN dễ dàng trong viêc quản lí,sữa chữa,nâng cấp mạng hơn mạng WAN.
-Chi Phí: Chi phí để cài đặt mạng LAN rẻ hơn rất nhiều so với mạng Wan,
do đó tiết kiệm nhiều chi phí.
Hoạt động: Toàn bộ mạng đều được đặt tại vị trí duy nhất, dữ liệu được truyền theo 1 cấu trúc xác định (Mạng LAN), Có nhiều vị trí để đặt mạng, dữ liệu truyền theo nhiều loại cấu trúc khác nhau(Mạng WAN).
Câu 5: Một số thiết bị nối mạng cơ bản:
-Máy chủ.
-Máy trạm(Máy con).
-Card mạng.
-Modem.
-Switch/Hub/Router/Bridge.

Máy chủ: Là máy tính có tốc độ xử lý cao, RAM và ổ đĩa lớn, thường liên kiết với các thiết bị ngoại vi khác như: Máy in, máy quét...
Máy trạm(Máy con): Là các máy trạm dùng để kết nối với máy chủ thông qua các cổng kết nối trong Modem.Khoảng cách tối đa từ máy chủ đến máy trạm là khoảng 100 m.Sử dụng mạng LAN để chia sẽ tài nguyên dữ liệu.
Card mạng: Là một thiết bị phần cứng đặc biệt, kết nối vật lý giữa máy tính và mạng.Chức năng:-Chuẩn bị dữ liệu cho cáp mạng.
-Gửi dữ liệu đến máy tính.
-Kiểm soát luồng dữ liệu giữa máy tính và hệ thống cáp.
Modem: Là tích hợp của một bộ điều chế và một bộ giải điều chế (Modulation/Demoulation).Chức năng: Chuyển đổi tín hiệu số thành tín hiệu tương tự và ngược lại.
Switch: Là thiết bị chuyển mạch có chức năng là: Nhằm giảm bớt tắc nghẽn trong mạng bàng cách giảm tải và tăng cường băng thông.Switch là thiết bị lớp 2.
Hub: Là bộ tập trung hay bộ chia, có nhiệm vụ là tái sinh và định thời lại tín hiệu mạng.Có 3 loại Hub: -Hub chủ động
-Hub bị động
-Hub thông minh
Khác với Switch, Hub là thiết bị lớp 1.
Router: Là thiết bị liên kết mạng và cung cấp chức năng lọc dữ liệu.Có chức năng:-Lọc gói và cô lập lưu thông mạng.
-Nối kết nhiều đoạn mạng.
Bridge: Là cầu nối giữa các đoạn mạng hoặc nhóm mạng với nhau,các phương tiện vật lí.
Chức năng:-Nối kết 2 đoạn mạng lại với nhau,nối kết các phưong tiện vật lý.
-Mở rộng quy mô hoặc gia tăng số nút trên mạng.
-Làm giãm hiện tượng tắc nghiẽn mạng.
Câu 6: Mô hình OSI:
Sự ra đời:
Nguyên nhân:
Vào những năm 1980, những hệ thống mạng hiện tại vào thời đó chỉ cho phép thiết bị (cả về phần cứng và phần mềm) của một nhà sản xuất kết nối được với nhau và được gọi là hệ thống đóng. Điều này là hết sức bất tiện cho việc triển khai mạng cũng như rất phiền toái cho người sử dụng khi muốn lắp đặt mạng phục vụ cho công việc, cũng như hạn chế ngăn cản việc mở rộng mạng một cách “thoải mái” cho những quy mô lớn hơn.
Mục đích: Kết nối các sản phẩm của các hãng sản xuất khác nhau và phối hợp các hoạt động chuẩn hoá trong các lĩnh vực viễn thông và hệ thống thông tin.
Ra đời: Phát triển từ ý tưởng kết nối các sản phẩm của các hãng sản xuất khác nhau do tổ chức ISO (The International Standards Organization) vào năm 1971, đến năm 1984 mô hình này chính thức ra đời.
Cấu Trúc các tầng:
Mô hình 7 tầng của OSI:



Các tầng:
Tầng 7: Tầng ứng dụng (Application layer)
Tầng ứng dụng là tầng gần với người sử dụng nhất. Nó cung cấp phương tiện cho người dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên mạng thông qua chương trình ứng dụng. Tầng này là giao diện chính để người dùng tương tác với chương trình ứng dụng, và qua đó với mạng. Một số ví dụ về các ứng dụng trong tầng này bao gồm Telnet, Giao thức truyền tập tin FTP và Giao thức truyền thư điện tử SMTP, remote...
Tầng 6: Tầng trình diễn (Presentation layer)
Tầng trình diễn biến đổi dữ liệu để cung cấp một giao diện tiêu chuẩn cho tầng ứng dụng. Nó thực hiện các tác vụ như mã hóa dữ liệu sang dạng MIME, nén dữ liệu, và các thao tác tương tự đối với biểu diễn dữ liệu để trình diễn dữ liệu theo như cách mà chuyên viên phát triển giao thức hoặc dịch vụ cho là thích hợp. Chẳng hạn: chuyển đổi tệp văn bản từ mã EBCDIC sang mã ASCII, hoặc tuần tự hóa các đối tượng (object serialization) hoặc các cấu trúc dữ liệu (data structure) khác sang dạng XML và ngược lại.
Tầng 5: Tầng phiên (Session layer)
Tầng phiên kiểm soát các (phiên) hội thoại giữa các máy tính. Tầng này thiết lập, quản lý và kết thúc các kết nối giữa trình ứng dụng địa phương và trình ứng dụng ở xa. Tầng này còn hỗ trợ hoạt động song công (duplex) hoặc bán song công (half-duplex) hoặc đơn công (Single) và thiết lập các qui trình đánh dấu điểm hoàn thành (checkpointing) - giúp việc phục hồi truyền thông nhanh hơn khi có lỗi xảy ra, vì điểm đã hoàn thành đã được đánh dấu - trì hoãn (adjournment), kết thúc (termination) và khởi động lại (restart). Mô hình OSI uỷ nhiệm cho tầng này trách nhiệm "ngắt mạch nhẹ nhàng" (graceful close) các phiên giao dịch (một tính chất của giao thức kiểm soát giao vận TCP) và trách nhiệm kiểm tra và phục hồi phiên, đây là phần thường không được dùng đến trong bộ giao thức TCP/IP.
Tầng 4: Tầng giao vận (Transport Layer)
Tầng giao vận cung cấp dịch vụ chuyên dụng chuyển dữ liệu giữa các người dùng tại đầu cuối, nhờ đó các tầng trên không phải quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu đáng tin cậy và hiệu quả. Tầng giao vận kiểm soát độ tin cậy của một kết nối được cho trước. Một số giao thức có định hướng trạng thái và kết nối (state and connection orientated). Có nghĩa là tầng giao vận có thể theo dõi các gói tin và truyền lại các gói bị thất bại. Một ví dụ điển hình của giao thức tầng 4 là TCP. Tầng này là nơi các thông điệp được chuyển sang thành các gói tin TCP hoặc UDP. Ở tầng 4 địa chỉ được đánh là address ports, thông qua address ports để phân biệt được ứng dụng trao đổi.
Tầng 3: Tầng mạng (Network Layer)
Tầng mạng cung cấp các chức năng và qui trình cho việc truyền các chuỗi dữ liệu có độ dài đa dạng, từ một nguồn tới một đích, thông qua một hoặc nhiều mạng, trong khi vẫn duy trì chất lượng dịch vụ (quality of service) mà tầng giao vận yêu cầu. Tầng mạng thực hiện chức năng định tuyến, .Các thiết bị định tuyến (router) hoạt động tại tầng này — gửi dữ liệu ra khắp mạng mở rộng, làm cho liên mạng trở nên khả thi (còn có thiết bị chuyển mạch (switch) tầng 3, còn gọi là chuyển mạch IP). Đây là một hệ thống định vị địa chỉ lôgic (logical addressing scheme) – các giá trị được chọn bởi kỹ sư mạng. Hệ thống này có cấu trúc phả hệ. Ví dụ điển hình của giao thức tầng 3 là giao thức IP.
Tầng 2: Tầng liên kết dữ liệu (Data Link Layer)
Tầng liên kết dữ liệu cung cấp các phương tiện có tính chức năng và quy trình để truyền dữ liệu giữa các thực thể mạng, phát hiện và có thể sửa chữa các lỗi trong tầng vật lý nếu có. Cách đánh địa chỉ mang tính vật lý, nghĩa là địa chỉ (địa chỉ MAC) được mã hóa cứng vào trong các thẻ mạng (network card) khi chúng được sản xuất. Hệ thống xác định địa chỉ này không có đẳng cấp (flat scheme). Chú ý: Ví dụ điển hình nhất là Ethernet. Những ví dụ khác về các giao thức liên kết dữ liệu (data link protocol) là các giao thức HDLC; ADCCP dành cho các mạng điểm-tới-điểm hoặc mạng chuyển mạch gói (packet-switched networks) và giao thức Aloha cho các mạng cục bộ. Trong các mạng cục bộ theo tiêu chuẩn IEEE 802, và một số mạng theo tiêu chuẩn khác, chẳng hạn FDDI, tầng liên kết dữ liệu có thể được chia ra thành 2 tầng con: tầng MAC (Media Access Control - Điều khiển Truy nhập Đường truyền) và tầng LLC (Logical Link Control - Điều khiển Liên kết Lôgic) theo tiêu chuẩn IEEE 802.2.
Tầng liên kết dữ liệu chính là nơi các cầu nối (bridge) và các thiết bị chuyển mạch (switches) hoạt động. Kết nối chỉ được cung cấp giữa các nút mạng được nối với nhau trong nội bộ mạng. Tuy nhiên, có lập luận khá hợp lý cho rằng thực ra các thiết bị này thuộc về tầng 2,5 chứ không hoàn toàn thuộc về tầng 2.
Tầng 1: Tầng vật lí (Physical Layer)
Tầng vật lí định nghĩa tất cả các đặc tả về điện và vật lý cho các thiết bị. Trong đó bao gồm bố trí của các chân cắm (pin), các hiệu điện thế, và các đặc tả về cáp nối (cable). Các thiết bị tầng vật lí bao gồm Hub, bộ lặp (repeater), thiết bị tiếp hợp mạng (network adapter) và thiết bị tiếp hợp kênh máy chủ (Host Bus Adapter)- (HBA dùng trong mạng lưu trữ (Storage Area Network)). Chức năng và dịch vụ căn bản được thực hiện bởi tầng vật lý bao gồm:Cáp (bus) SCSI song song hoạt động ở tầng cấp này. Nhiều tiêu chuẩn khác nhau của Ethernet dành cho tầng vật lý cũng nằm trong tầng này; Ethernet nhập tầng vật lý với tầng liên kết dữ liệu vào làm một. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các mạng cục bộ như Token ring, FDDI và IEEE 802.11.

Nguyên tắc của OSI:
-Các tầng có cùng chức năng được xếp ngang nhau.
-2 tầng đồng mức sử dụng 1 giao thừa chung.
-Số lượng tầng được giới hạn(7 tầng).
-Chức năng khác nhau được tách biệt, thiết kế tầng càng đơn giản càng tốt.
-Khi hiệu chỉnh chức năng và giao thức ở mỗi tầng thì các tầng khác không bị ảnh hưởng.

Nguyên tắc của cấu trúc phân tầng:
-Mỗi hệ thống có số lượng tầng như nhau.
-Dữ liệu được truyền từ tầng cao nhất xuống tầng thấp nhất thông qua đường truyền vật lí đến tầng thấp nhất và được truyền lên tầng cao nhất của hệ thống khác.
-Số lượng,tên gọi và chức năng của mỗi tầng sẽ được người thiết kế mạng quy định.
-Mỗi tầng được xây dựng trên cơ sở tầng liền kề trước đó.
Câu 7: Địa chỉ IP, cấu trúc địa chỉ IP:
Khái niệm: Là địa chỉ riêng mỗi máy tình khi kết nối vào mạng đều có địa chỉ riêng của máy đó,và địa chỉ này là duy nhất.
Cấu trúc:
-Thành phần và hình dạng của địa chỉ IP
Địa chỉ IP đang được sử dụng hiện tại (IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet ( mỗi Octet có 8 bit, tương đương 1 byte ) cách đếm đều từ trái qua phải bít 1 cho đến bít 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.), bao gồm có 3 thành phần chính.



Bit 1................................................................................... 32

* Bit nhận dạng lớp ( Class bit )

* Địa chỉ của mạng ( Net ID )

* Địa chỉ của máy chủ ( Host ID ).

Các lớp địa chỉ IP
Địa chỉ IP chia ra 5 lớp A,B,C, D, E. Hiện tại đã dùng hết lớp A,B và gần hết lớp C, còn lớp D và E Tổ chức internet đang để dành cho mục đích khác không phân, nên chúng ta chỉ nghiên cứu 3 lớp đầu.







Qua cấu trúc các lớp địa chỉ IP chúng ta có nhận xét sau:

* Bit nhận dạng là những bit đầu tiên - của lớp A là 0, của lớp B là 10, của lớp C là 110.

* Lớp D có 4 bit đầu tiên để nhận dạng là 1110, còn lớp E có 5 bít đầu tiên để nhận dạng là 11110.

* Địa chỉ lớp A: Địa chỉ mạng ít và địa chỉ máy chủ trên từng mạng nhiều.

* Địa chỉ lớp B: Địa chỉ mạng vừa phải và địa chỉ máy chủ trên từng mạng vừa phải.

* Địa chỉ lớp C: Địa chỉ mạng nhiều, địa chỉ máy chủ trên từng mạng ít.


Câu 8:Mạng Internet
Khái niệm:-Là mạng máy tính toàn cầu, trong đó các máy giao tiếp với nhau theo một ngôn ngữ chung gọi là bộ giao thức TCP/IP.
Lịch sử phát triển:-7/1969 Mạng ARPANET(Advanced Research Projects Agency) của Bộ quốc phòng Mĩ thành lập nhằm mục đích phục vụ cho quân sự.
-1983: NSFNET(National Science Foundation) ra đời thay thế cho Mạng ARPANET.
-1991: Tại trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu(CERN) Berners Lee phát minh ra World Wide Web(W W W).
-1993: NSF lậ Inter NIC cung cấp nhiều dịch vụ mới, khái niệm Internet,mạng thông tin toàn cầu được hình thành.

Konvict

Konvict
Tư lệnh IT
Tư lệnh IT

cái bác này sao post tùm lum thế Mạng máy tính và Internet 533953

3Mạng máy tính và Internet Empty de nghi^^ 26/4/2010, 7:52 pm

phanvancong

phanvancong
Trung đoàn trưởng IT
Trung đoàn trưởng IT

giu trat tu nhe^^

Konvict

Konvict
Tư lệnh IT
Tư lệnh IT

ứ trật tự đấy Mạng máy tính và Internet 043

KID

KID
Tư lệnh IT
Tư lệnh IT

tui thay hem hung thu,chj bun ngu Mạng máy tính và Internet 311458

TuanOri

TuanOri
Quân đoàn trưởng IT
Quân đoàn trưởng IT

ĐỂ NGHỊ CHÚ CÔNG XEM LẠI ĐI. POST BÀI NÀO THÌ CHÚ Ý CHUYÊN MỤC DÙM CÁI. MẤY BỮA NAY CHÚ BẠ ĐÂU CŨNG ĐỂ LẠI DẤU ẤN. 1 THẺ VÀNG ĐÓ NGHE!

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết