Diễn đàn lớp 09TCT trường CĐ KT-KT Đông Du
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn lớp 09TCT trường CĐ KT-KT Đông Du

You are not connected. Please login or register

Đề tài nghiên cứu khoa học

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

TuanOri

TuanOri
Quân đoàn trưởng IT
Quân đoàn trưởng IT

Khái niệm Đề tài nghiên cứu khoa học: Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa hoc, chẳng hạn như: Chương trình, dự án, đề án. Sự khác biệt giữa các hình thức NCKH này như sau:

Đề tài:
được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.

Dự án:
được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực.
Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, ... Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án.
Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải đồng bộ.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

* Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.

* Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lãnh vực nghiên cứu.

* Mục đích và mục tiêu nghiên cứu: Khi viết đề cương nghiên cứu, một điều rất quan trọng là làm sao thể hiện được mục tiêu và mục đích nghiên cứu mà không có sự trùng lấp lẫn nhau. Vì vậy, cần thiết để phân biệt sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu.

* Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi "nhằm vào việc gì?", hoặc "để phục vụ cho điều gì?" và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.
* Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.

Thí dụ: Phân biệt giữa mục đích và mục tiêu của đề tài sau đây.

Đề tài: "Ảnh hưởng của phân N đến năng suất lúa Hè thu trồng trên đất phù sa ven sông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long".

Mục đích của đề tài: Để tăng thu nhập cho người nông dân trồng lúa.

Mục tiêu của đề tài:

- Tìm ra được liều lượng bón phân N tối hảo cho lúa Hè thu.

- Xác định được thời điểm và cách bón phân N thích hợp cho lúa Hè thu.

Tóm tắt các bước trong qui trình nghiên cứu:

1. Chọn đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu là gì?
Đề tài nghiên cứu là một khái niệm, một chủ đề hoặc một vấn đề có thể được tìm hiểu thông qua nghiên cứu
Tình huống chọn đề tài:
Đề tài được giao
Đề tài tự chọn

Nguồn tìm đề tài
Từ những mâu thuẫn nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống cá nhân.
Mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình nhà nghiên cứu tiếp xúc với thông tin.
Mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình tiếp xúc với các cơ sở, với thực tiễn, tại hội nghị, hội thảo v.v
Khi tiếp xúc với mọi người xung quanh


Tiêu chí lựa chọn đề tài
Có ý nghĩa khoa học hay không? (bổ sung lí thuyết cũ, làm rõ một vấn đề lí thuyết còn tồn tại, xây dựng cơ sở lí thuyết mới)
Có ý nghĩa thực tiễn (mục đích ứng dụng) hay không?
Có cấp thiết cần phải nghiên cứu?
Có đủ điều kiện để hoàn thành?
Có phù hợp với sở thích không?

Đề tài rộng  Đề tài hẹp  Một vấn đề quan trọng hay một vấn đề đang được tranh cãi
Vấn đề nghiên cứu là trọng tâm của một đề tài nghiên cứu
Nhiều vấn đề nghiên cứu có thể được diễn đạt thành các câu hỏi.

2. Hình thành câu hỏi/giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu là một câu hỏi về một hay nhiều khái niệm có thể được giải đáp qua nghiên cứu.
Các loại câu hỏi nghiên cứu
Đặc trưng của câu hỏi nghiên cứu tốt
rõ ràng
có thể trả lời được
không rộng quá và không hẹp quá;
Có tính khả thi

câu hỏi nghiên cứu có tính khả thi
Khả năng có được tư liệu/thông tin cần thiết
Chi phí cần tính (lập chương trình nghiên cứu, điều tra thử công cụ nghiên cứu, thu thập và phân tích tư liệu, tập hợp kết quả và viết báo cáo)
Thời gian cần thiết

Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu là câu trả lời giả định cho câu hỏi nghiên cứu (dựa trên những gì đã biết)
Lợi ích của việc đưa ra giả thuyết nghiên cứu (ngoài câu hỏi nghiên cứu):
- Buộc ta phải suy nghĩ kĩ về kết quả có thể có của n/c
- Giúp ta hiểu kĩ câu hỏi n/c và các biến có liên quan
Hạn chế của việc đưa ra giả thuyết:
- quá mong muốn khẳng định giả thuyết
- bỏ qua các hiện tượng khác cùng đồng thời xảy ra

3. Đọc các tài liệu đã có
Khi nào đọc?
Mục đích đọc?
Cách thức đọc?

4. Giải thích các khái niệm
Định nghĩa danh nghĩa khái niệm (nominal definition): giống kiểu định nghĩa trong từ điển, dùng từ khác làm rõ khái niệm
Định nghĩa thao tác khái niệm (operational definition): chỉ rõ các thao tác/hành động cần thực hiện để đo/nhận diện khái niệm

5. thao tác hoá các khái niệm

Thao tác hoá khái niệm: chuyển các khái niệm trừu tượng, phức tạp thành các khái niệm cụ thể, giản đơn hơn (các chỉ báo) để có thể quan sát, ghi chép thực nghiệm được.

6. Thiết kế nghiên cứu
Một thiết kế nghiên cứu là một chiến lược nghiên cứu dẫn dắt quá trình thu thập, xử lí thông tin  cụ thể hoá:
Số lượng các trường hợp sẽ nghiên cứu
Số lần tư liệu sẽ được lấy
Số lượng mẫu sẽ được sử dụng
Cách thức thu thập thông tin

7. lựa chọn phương pháp thu thập thông tin
Điều tra chọn mẫu
Nghiên cứu thực địa
Phân tích nội dung
Sử dụng thông tin thứ cấp
Tư liệu thí nghiệm

8. Thiết kế các công cụ thu thập thông tin

Bảng hỏi
Công cụ quan sát
Hướng dẫn phỏng vấn (sâu/mở, bán cấu trúc, thảo luận nhóm)

9. Lựa chọn địa điểm nghiên cứu và chọn mẫu
Chọn địa điểm nghiên cứu
Chọn mẫu:
Mẫu xác suất
Mẫu phi xác suất

10. Thu thập tư liệu
Điều tra thử
Chỉnh sửa công cụ
Điều tra thật

11. Phân tích tư liệu
Phân tích tư liệu trên thực địa
Dọn dẹp, quản lí dữ liệu sau thực địa
Phân tích tư liệu định lượng
Phân tích tư liệu định tính

12. Viết báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt ./.

Nguon: Internet

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết